Open Banking được xem như nhân tố góp phần thay đổi cuộc chơi ngành ngân hàng và dần trở thành xu hướng tất yếu hiện nay. Vậy thế nào là Open Banking? Hãy cùng Tingee tìm hiểu về thuật ngữ này thông qua bài viết dưới đây.
Thuật ngữ Open Banking là gì?
Open Banking hay còn gọi là ngân hàng mở, đây là một thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành Tài chính – Ngân hàng.
Cụ thể, ngân hàng sẽ thực hiện chia sẻ dữ liệu thông tin cùng với giao dịch của khách hàng cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, hay còn gọi là bên thứ ba thông qua công nghệ mã nguồn mở API.
Open Banking được xem như nhân tố góp phần thay đổi cuộc chơi ngành ngân hàng
Dữ liệu thông tin được chia sẻ thường sẽ bao gồm lịch sử giao dịch, các liên kết thanh toán, thông tin xác thực tài khoản,… Các thông tin này sẽ được tổng hợp, sau đó tiến hành phân tích hành vi, thói quen của người tiêu dùng.
Cuối cùng, ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể dựa vào đó để thực hiện xây dựng hệ sinh thái dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng, nâng cao trải nghiệm tài chính của người tiêu dùng.
Cách Open Banking hoạt động
Để Open Banking có thể hoạt động, API chính là yếu tố cốt lõi công nghệ.
API có thể hiểu như một phương thức giúp 1 chương trình cung cấp dịch vụ cho 1 chương trình khác theo cách thức được tiêu chuẩn hóa. Hay nói cách khác, API là một kỹ thuật cho phép phần mềm này giao tiếp với phần mềm khác.
API là một kỹ thuật cho phép phần mềm này giao tiếp với phần mềm khác
Về cơ bản, API là cầu nối hướng dẫn để các bên thứ ba có quyền truy cập vào thông tin dữ liệu của ngân hàng.
Khi những người tham gia dự án Open Banking đồng ý với việc các ngân hàng được phép thiết kế và thực thi các API này thì các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng chúng để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới. Khách hàng của các công ty sẽ được hưởng lợi bằng việc sử dụng các sản phẩm mới này.
API là cầu nối hướng dẫn để các bên thứ ba có quyền truy cập vào thông tin dữ liệu của ngân hàng
Các nhà cung cấp API có thể được phân chia thành 2 loại AISP (tài khoản nhà cung cấp dịch vụ thông tin) và PISP (nhà cung cấp dịch vụ khởi tạo). Lý do bởi tất cả các nhà cung cấp này đều chung một mục đích là giúp khách hàng của họ có thể sử dụng Open Banking.
Một số dịch vụ mà Open Banking cung cấp
Open Banking hay ngân hàng mở sở hữu hệ sinh thái dịch vụ tài chính vô cùng phong phú, đa dạng và nhiều tiện ích như:
- Thanh toán trực tuyến: Với API, ngân hàng có thể kết nối với ngân hàng, ngân hàng có thể kết nối với các bên thứ ba hay kết nối với các tổ chức tài chính quốc tế nhằm mục đích để truy vấn, thanh toán chỉ trên một ứng dụng.
- Giao diện trực quan: Tất cả thông tin của khách hàng đều được tổng hợp trên cùng một nền tảng hợp nhất, liền mạch. Nền tảng này có thể sử dụng để tương tác hoặc giao dịch với các bên thứ ba hoặc các tổ chức tài chính.
- Quản lý tài khoản: Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc quản lý tài khoản khi phát triển đa dạng các nền tảng để cho phép các dịch vụ bao gồm: mở tài khoản, quản lý tài khoản và đóng tài khoản.
- Nhiều tiện ích khác nhau: Trên các ứng dụng ngân hàng, khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán trực tiếp hoặc liên kết với ngân hàng để thanh toán các dịch vụ như thanh toán tiền điện, tiền nước, thanh toán vé máy bay, vé tàu xe, gửi tiền tiết kiệm online, đầu tư và trao đổi tiền tệ,…
Open Banking sở hữu hệ sinh thái dịch vụ tài chính phong phú, đa dạng, tiện ích
Điểm khác biệt của Open Banking so với ngân hàng truyền thống?
Open Banking là một xu hướng mới, được coi như bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số tổng thể của tất cả ngân hàng trên thị trường.
Open Banking và ngân hàng truyền thống có nhiều điểm chung. Một điểm khác biệt rõ rệt nhất có thể thấy giữa ngân hàng mở Open Banking và ngân hàng truyền thống chính là quá trình chuyển đổi từ giải pháp tài chính từ đầu đến cuối (end-to-end) sang ngân hàng dạng dịch vụ.
Open Banking và ngân hàng truyền thống có nhiều điểm chung
Điều đó đồng nghĩa với việc, Open Banking sẽ không lấy sản phẩm làm trung tâm mà ngân hàng số sẽ lấy khách hàng làm trọng tâm, tập trung phát triển các dịch vụ tài chính linh hoạt, đồng thời điều chỉnh các dịch vụ này sao cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Mô hình này được thực hiện thông qua hệ sinh thái Open API, khi dịch vụ số của các nhà cung cấp dịch vụ được liên kết trong cùng một ứng dụng. Khách hàng khi đó có thể tiếp cận với đa dạng sản phẩm, dịch vụ tài chính liên thông trực tiếp với cơ sở dữ liệu tài chính của các ngân hàng.
Tại sao nói Open Banking là xu hướng tất yếu góp phần thay đổi cuộc chơi ngân hàng hiện nay?
Tác động tới ngân hàng
Open Banking góp phần tạo nền tảng để thay đổi, xoay chuyển thị trường tài chính – ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng sẽ bắt tay hợp tác với các bên thứ ba, đa phần sẽ là các công ty dịch vụ tài chính nhằm mục đích cung cấp hệ sinh thái tài chính cho người dùng. Ngân hàng sẽ không phải đầu tư quá nhiều vào hạ tầng công nghệ mà sẽ tận dụng nền tảng dịch vụ có sẵn, đồng thời mở rộng phát triển sản phẩm với các đối tác nhằm gia tăng doanh thu và nâng tầm doanh nghiệp.
Open Banking là cơ hội tốt để các ngân hàng tăng sự tín nhiệm và nâng cao trải nghiệm từ người tiêu dùng
Việc ứng dụng Open Banking chính là cơ hội tốt để các ngân hàng tăng sự tín nhiệm và nâng cao trải nghiệm từ người tiêu dùng. Khi đó, các ngân hàng sẽ trở thành trung tâm kết nối thông tin dữ liệu khách hàng, được khách hàng cho phép cung cấp các dịch vụ tài chính và cuối cùng là sự kết nối giữa khách hàng với ngân hàng được củng cố.
Tác động tới người dùng
Khách hàng là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phát triển của xu hướng Open Banking.
Cụ thể, Open Banking cho phép khách hàng có quyền truy cập ngân hàng từ nhiều kênh khác nhau. Khách hàng sẽ có dữ liệu từ nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau trên cùng một ứng dụng duy nhất. Khi đó, họ sẽ có nhiều phương án để lựa chọn sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Khách hàng là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phát triển của xu hướng Open Banking
Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng chính là thách thức của các ngân hàng trong quá trình nâng cao trải nghiệm khách hàng, tập trung vào nhu cầu cá nhân hóa và đẩy mạnh quá trình giao dịch tài chính của người dùng.
Ngoài ra, trong việc quản lý tài chính cá nhân, người dùng cũng có thể quản trị dễ dàng hơn bởi quyền truy cập thông tin dữ liệu cá nhân sẽ do khách hàng kiểm soát. Tuy nhiên, cũng có thể đặt giới hạn về phạm vi truy cập thông tin dữ liệu của bên thứ ba.
Có thể nói, Open Banking mang lại rất nhiều lợi ích cho những người có thu nhập thấp, những người thiếu điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời góp phần cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của họ.
Tác động tới bên thứ ba
Bên thứ ba ở đây thông thường sẽ là các tổ chức tài chính, các công ty công nghệ sở hữu hệ sinh thái dịch vụ mới mẻ.
Với Open Banking, các bên thứ ba hoàn toàn có thể bắt tay hợp tác với ngân hàng thay vì cạnh tranh trực tiếp. Bởi các dữ liệu tài chính hay những thói quen giao dịch của khách hàng được cung cấp bởi Open Banking chính là cơ hội để các tổ chức, các công ty công nghệ tài chính phát triển thêm nhiều ứng dụng và tiện ích mới để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời hỗ trợ ra quyết định tốt hơn.
Các bên thứ ba hoàn toàn có thể bắt tay hợp tác với ngân hàng thay vì cạnh tranh trực tiếp
Nhìn chung, Open Banking là một trong những xu hướng phát triển tất yếu của ngành tài chính – ngân hàng hiện nay. Sự chuyển dịch từ mô hình ngân hàng đóng truyền thông sang hệ sinh thái ngân hàng mở Open Banking chính là bước đột phá quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra những lợi thế vượt trội cho ngân hàng.
Hy vọng bài viết trên đây, Tingee đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh ngân hàng số Open Banking.