Tối ưu chi phí doanh nghiệp là một trong những yếu tố then chốt trong việc quyết định thành bại của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để giảm thiểu chi phí vận hành doanh nghiệp? Cùng Tingee tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là tối ưu chi phí doanh nghiệp?
Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp là quá trình chủ doanh nghiệp lên kế hoạch để sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả. Thay vì tập trung cắt giảm chi phí một cách máy móc, tối ưu hóa chi phí thường hướng đến việc sử dụng tài nguyên một cách thông minh để đạt được giá trị cao nhất với số tiền bỏ ra.
Mục tiêu cốt lõi của tối ưu chi phí doanh nghiệp chính là gia tăng hiệu quả kinh tế nhờ khả năng cân bằng giữa lợi ích thu được và chi phí đầu tư.
Khi đó, chủ doanh nghiệp sẽ phân tích các khoản chi tiêu, xác định khoản cần thiết và cắt giảm bớt mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tối ưu hóa quy trình, ứng dụng công nghệ và đàm phán hợp đồng để tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: Thanh toán QR Code: Ưu, nhược điểm và cách khắc phục cho cửa hàng
Tầm quan trọng của việc tối ưu chi phí doanh nghiệp
Nếu con số được thống kê của doanh nghiệp liên tục “màu đỏ”, điều này báo hiệu rằng tài chính của doanh nghiệp đang cần được cải thiện. Việc chi tiêu vượt quá doanh thu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận, dòng tiền và tiềm năng phát triển trong tương lai.
Tối ưu chi phí được coi như “chiếc phao cứu sinh” hiệu quả trong giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp. Thay vì tốn thời gian giải quyết vấn đề tồn kho hay cung ứng, doanh nghiệp nên tập trung tối ưu hóa chi phí hàng ngày.
Tối ưu chi phí mang lại vô vàn lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Gia tăng lợi nhuận: Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành, từ đó gia tăng lợi nhuận và cải thiện hiệu quả tài chính, doanh thu.
- Tăng sức cạnh tranh: Khi được tối ưu hóa chi phí, giá sản phẩm và dịch vụ sẽ trở nên cạnh tranh hơn.
- Nguồn lực được sử dụng hiệu quả: Tối ưu chi phí doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, tránh lãng phí.
- Đổi mới vận hành doanh nghiệp: Việc tối ưu hóa chi phí buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp mới và sáng tạo hơn, từ đó thúc đẩy đổi mới trong hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Quy trình thanh toán kém: “Kẻ thù” bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp
3 cách giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành hiệu quả
Tiết kiệm chi phí mặt bằng
Chi phí mặt bằng chiếm phần lớn chi phí vận hành của đa số doanh nghiệp. Việc mua mặt bằng có thể là khoản đầu tư dài hạn tốt, đồng thời đây cũng là tài sản có thể tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, đây thường không phải lựa chọn tối ưu để giảm chi phí doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
Khi mua bất động sản, chủ doanh nghiệp cần thanh toán trước một khoản lớn, ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, việc bảo trì, sửa chữa, đóng thuế,… cũng tiêu tốn một khoản phí không nhỏ.
Vì vậy, thay vì mua, việc thuê mặt bằng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn đầu tư. Ngoài ra, việc thuê mặt bằng cũng tạo ra sự linh hoạt cho chủ doanh nghiệp khi muốn thay đổi vị trí, diện tích theo nhu cầu.
Tiết kiệm chi phí nhờ hành động thân thiện với môi trường
Chỉ với một vài hành động đơn giản, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
Bằng việc giảm thiểu sử dụng giấy tờ in ấn, hãy chuyển sang các hình thức giao tiếp điện tử như email, lưu trữ đám mây, sử dụng hai mặt giấy khi in và in đen trắng thay vì in màu. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí sử dụng giấy, lại vừa bảo vệ hệ sinh thái.
Ngoài ra, việc thay thế bóng đèn truyền thống bằng bóng đèn LED sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí. Theo ước tính của EDF, 40% năng lượng tiêu thụ trong doanh nghiệp dành cho việc chiếu sáng. Do đó, việc thay đổi sang bóng đèn LED giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Tối ưu quy trình thanh toán của doanh nghiệp
Quy trình thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý dòng tiền và chi phí của doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện tối ưu hóa quy trình thanh toán là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành hiệu quả.
Lợi ích của việc tối ưu hóa quy trình thanh toán có thể kể tới:
- Giảm thiểu sai sót: Tự động hóa quy trình thanh toán giúp hạn chế sai sót do thao tác thủ công, từ đó giảm rủi ro thất thoát chi phí..
- Tiết kiệm thời gian: Tự động hóa các bước thanh toán giúp nhân viên tiết kiệm thời gian, tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Nâng tầm trải nghiệm khách hàng: Khi quy trình thanh toán được tối ưu, thời gian xử lý thanh toán được rút ngắn, giúp khách hàng không còn chờ đợi lâu, từ đó tỷ lệ hài lòng và quay lại cao hơn.
- Giảm chi phí: Tự động hóa quy trình thanh toán giúp giảm chi phí giấy tờ, nhân công, góp phần tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Tingee giúp tối ưu chi phí doanh nghiệp như thế nào?
Tingee mang đến giải pháp thanh toán QR Code đột phá, giúp doanh nghiệp bạn tối ưu hóa quy trình thanh toán, đẩy nhanh tốc độ thanh toán của nhân viên, nâng cao trải nghiệm khách hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả nhờ việc nhận thông báo giao dịch chuyển khoản ngay lập tức, không cần xác minh tốn thời gian, công sức.
Đồng thời, với việc sở hữu tính năng “Nhận thông báo giao dịch chuyển khoản tức thời”, Tingee giúp doanh nghiệp, cửa hàng hạn chế rủi ro gian lận, sai sót trong quá trình thanh toán.
Xem thêm: Doanh nghiệp đánh mất khách hàng vì trải nghiệm thanh toán kém
Để lại thông tin TẠI ĐÂY hoặc liên hệ tới số hotline 0247 1088 968 để được Tingee tư vấn, hỗ trợ cài đặt và sử dụng dịch vụ ngay hôm nay.