fbpx

3 nguyên tắc sắp xếp hàng hóa trong kho hỗ trợ quản lý hiệu quả

Việc quản lý kho luôn là vấn đề khiến nhiều chủ doanh nghiệp, cửa hàng đau đầu. Để có thể quản lý kho hiệu quả, người làm chủ cần nắm chắc các nguyên tắc sắp xếp hàng hóa cơ bản. Vậy sử dụng nguyên tắc sắp xếp hàng hóa thế nào cho đúng và phù hợp? Hãy cùng Tingee tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FIFO

Thế nào là nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FIFO?

FIFO là một nguyên tắc sắp xếp hàng hóa tương đối phổ biến với quy trình “nhập trước, xuất trước”. Bạn có thể hiểu đơn giản về nguyên tắc FIFO này là các sản phẩm, hàng hóa được nhập vào kho trước thì sẽ được vận chuyển, xuất ra trước. 

Với đặc thù này, nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FIFO thường được ứng dụng rộng rãi đối với các mặt hàng có vòng đời thấp, dễ hư hỏng như thực phẩm, thời trang,.. 

Việc doanh nghiệp “Nhập trước – xuất trước” đồng nghĩa với việc cần sắp xếp hàng hóa hợp lý theo thứ tự ưu tiên. Cụ thể, bạn có thể sắp xếp hàng hóa theo cách để những sản phẩm nhập trước ở cửa kho và dần tiến vào trong. Đồng thời cần để sản phẩm nhập trước ở tầng dưới rồi mới đến tầng trên. Điều này giúp cho bạn có thể dễ dàng bốc, dỡ hàng hóa mỗi ngày. 

Để thuận tiện cho việc xuất kho, doanh nghiệp cần lưu ý đánh dấu trên mỗi kệ hàng, lô hàng một thẻ kho với các thông tin cần thiết như: ngày sản xuất, ngày nhập kho. 

Ưu điểm của nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FIFO

Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FIFO tương đối nhiều ưu điểm. Cụ thể:

  • Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: Nhờ việc hàng hóa được lưu kho ngắn hạn, các chi phí tồn kho cũng đồng thời giảm đi, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. 
  • Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm: Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FIFO đòi hỏi doanh nghiệp cần thường xuyên luân chuyển hàng hóa, điều này giúp cho việc kiểm soát chất lượng được thực hiện hiệu quả hơn, tránh trường hợp sản xuất lâu nhưng mãi chưa xuất kho. 

Nhược điểm của nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FIFO

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vốn có, nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FIFO vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế:

  • Đòi hỏi không gian lưu trữ lớn: Các sản phẩm được xếp trong kho theo nguyên tắc này cần được sắp xếp ở các vị trí dễ tiếp xúc các công cụ xử lý nên đòi hỏi doanh nghiệp cần có không gian kho lớn cùng nhiều thiết bị chuyên dụng.
  • Cần hệ thống phần mềm theo dõi hàng tồn: Để tránh sai sót trong quá trình xử lý hàng hóa sản xuất trước đó, doanh nghiệp cần phải sở hữu hệ thống phần mềm theo dõi hàng tồn kho.

Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa LIFO

Thế nào là nguyên tắc sắp xếp hàng hóa LIFO?

Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa LIFO hay còn gọi là nguyên tắc Last in First Out, có nghĩa là nhập sau nhưng xuất trước. 

Theo nguyên tắc sắp xếp hàng hóa này, mặt hàng nào nhập sau cùng sẽ chính là những hàng hóa đầu tiên được xuất đi, ngược lại hoàn toàn với nguyên tắc FIFO. 

Do đặc thù lưu trữ lâu dài của nguyên tắc sắp xếp LIFO, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý để sắp xếp đội ngũ thường xuyên kiểm tra định kỳ hàng hóa tồn kho để nắm chính xác lượng hàng tồn, đồng thời tránh thất thoát hàng hóa.

Doanh nghiệp có ý định áp dụng nguyên tắc sắp xếp hàng hóa LIFO có thể sử dụng kệ hàng hóa trưng bày giúp không gian kho được sắp xếp hợp lý, khoa học hơn. 

Ưu điểm của nguyên tắc sắp xếp hàng hóa LIFO

Tương tự như FIFO, nguyên tắc xếp hàng hóa LIFO cũng có rất nhiều ưu điểm mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn:

  • Dễ dàng điều chỉnh khoản phí: Khi ứng dụng LIFO trong quản lý và sắp xếp kho, các chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh các khoản phí đúng với tỷ giá hiện tại. Việc này giúp gia tăng doanh thu, lợi nhuận và tiết kiệm chi phí của mình.
  • Điều chỉnh giá dễ dàng: LIFO giúp hàng hóa ít bị mất, giảm giá trị khi cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá cả linh hoạt, kể cả khi thị trường đang biến động. 
  • Tối ưu hóa quá trình quản lý kho vận: LIFO làm giảm tính phức tạp trong quá trình quản lý vận hành kho khi tất cả lô hàng mới sẽ được đặt lên trước, lô hàng cũ được cất vào kho, việc lấy hàng cũng dễ dàng hơn, tiết kiệm diện tích kho. 

Nhược điểm của nguyên tắc sắp xếp hàng hóa LIFO

Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa LIFO vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm, doanh nghiệp cần nắm bắt được để cân nhắc xem có nên lựa chọn sắp xếp kho theo nguyên tắc này không.

  • Giảm lợi nhuận, có nguy cơ lỗ vốn: Khi thị trường bình ổn và các chi phí sản xuất giảm xuống, giá bán cũng theo đó giảm dần. Nếu trữ hàng hóa có chi phí sản xuất cao từ thời gian trước đó, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng lỗ vốn.
  • Không áp dụng được với nhiều sản phẩm: Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa này chỉ có thể áp dụng cho 1 số ngành hàng nhất định mà giá trị hàng không giảm theo thời gian như: vật liệu xây dựng,.. 

Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FEFO

Thế nào là nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FEFO?

Khác với LIFO và FIFO, nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FEFO sẽ ưu tiên xuất ra các vật phẩm có ngày hết hạn sớm hơn trước. Thời hạn sử dụng sản phẩm thường được tính từ khi sản xuất đến hạn sử dụng được in trên bao bì thành phẩm.

Một số lưu ý dành cho doanh nghiệp muốn áp dụng nguyên tắc sắp xếp hàng hóa này là nên áp dụng một số hình thức khuyến mại, chiết khấu để nhanh chóng đẩy nhanh lượng hàng tồn kho cận date. 

Ưu điểm của nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FEFO

Một số ưu điểm của nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FEFO mà doanh nghiệp có thể tham khảo là: 

  • Giảm chi phí tồn kho: Tương tự nguyên tắc FIFO, FEFO giúp doanh nghiệp giảm chi phí tồn kho trên mỗi sản phẩm vì hàng hoá không cần phải lưu trữ trong kho quá lâu.
  • Kiểm soát tốt hàng tồn: Nguyên tắc FEFO giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng không thể kiểm soát hàng tồn kho.

Nhược điểm của nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FEFO

Do có nhiều điểm tương đồng với nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FIFO, nguyên tắc FEFO cũng có những nhược điểm tương tự FIFO như:

  • Đòi hỏi không gian kho lớn: Để sắp xếp theo phương pháp FEFO, doanh nghiệp cần đầu tư một không gian lưu trữ lớn, được sắp xếp khoa học, và có nhiều thiết bị chuyên dụng, đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng. 
  • Cần thường xuyên theo dõi thời gian lưu trữ sản phẩm: Nguyên tắc FEFO ưu tiên xuất sản phẩm có hạn sử dụng gần nhất nên người quản lý cần nắm chắc lượng hàng tồn còn trong kho và thời hạn của chúng. 

Xem thêm: 7 bước của quy trình quản lý kho mà các chủ cửa hàng không nên bỏ qua

Hy vọng bài viết trên đây của Tingee đã giúp bạn hiểu sâu hơn về 3 nguyên tắc sắp xếp hàng hóa trong kho thường được các doanh nghiệp lớn, nhỏ sử dụng. Việc nắm bắt và áp dụng đúng nguyên tắc sắp xếp kho phù hợp với doanh nghiệp không chỉ giúp quá trình vận hành doanh nghiệp chuyên nghiệp, khoa học hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.

Hãy theo dõi Tingee ngay hôm nay để cập nhật nhiều thông tin mới nhất về kinh nghiệm và cách vận hành doanh nghiệp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *