Nguyên tắc LIFO – một trong những phương pháp giúp quản lý, tối ưu hóa quá trình quản lý hàng hóa một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Vậy áp dụng nguyên tắc này như thế nào cho đúng? Cùng Tingee tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên tắc LIFO – Nhập sau xuất trước là gì?
LIFO, viết tắt của “Last in First Out,” là một phương pháp quản lý kho dựa trên nguyên tắc xuất hàng hóa theo thứ tự nhập gần đây nhất trước.
Điều này có nghĩa là trong quá trình quản lý hàng hóa, các sản phẩm mới nhập hoặc được sản xuất gần đây sẽ được ưu tiên xuất đi trước, trong khi sản phẩm cũ hơn sẽ được giữ lại.
LIFO là một phương pháp quản lý kho dựa trên nguyên tắc xuất hàng hóa theo thứ tự nhập gần đây nhất trước.
Phương pháp LIFO ngược lại với FIFO (First in First Out), trong đó hàng hóa cũ sẽ được xuất đi trước. Điều này tạo ra sự linh hoạt trong việc quản lý tồn kho và có thể được áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Xem thêm: 7 bước của quy trình quản lý kho mà các chủ cửa hàng không nên bỏ qua
Nguyên tắc LIFO thường áp dụng cho những doanh nghiệp như thế nào?
Phương pháp LIFO thường định giá hàng hóa dựa trên chi phí của các sản phẩm được mua gần đây nhất, và áp dụng giá vốn hàng bán dựa trên cách thức này. Điều này cho phép doanh nghiệp theo dõi giá sản phẩm theo thời giá thị trường, điều chỉnh chi phí và doanh thu bán hàng một cách linh hoạt theo từng kỳ.
Phương pháp LIFO thường định giá hàng hóa dựa trên chi phí của các sản phẩm được mua gần nhất
Các sản phẩm được quản lý bằng nguyên tắc LIFO thường không bị giới hạn bởi thời gian sử dụng hoặc các yếu tố xu hướng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tồn kho của các doanh nghiệp, cửa hàng.
Chính vì vậy, nguyên tắc LIFO thường được sử dụng bởi các đơn vị có lượng hàng tồn kho lớn như đại lý, nhà bán lẻ, và nhiều ngành công nghiệp khác.
Ưu điểm của nguyên tắc LIFO trong quá trình quản lý kho
Một trong những ưu điểm quan trọng của nguyên tắc LIFO là khả năng điều chỉnh giá thành sản phẩm một cách linh hoạt. Khi chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá bán sản phẩm cao hơn, đồng thời duy trì giá sản xuất trước đây thấp hơn.
Điều này giúp gia tăng doanh thu, giảm lỗ vốn, và tối ưu hóa lợi nhuận, dù sản phẩm đã được sản xuất từ lâu.
LIFO có khả năng điều chỉnh giá thành sản phẩm một cách linh hoạt
Một ưu điểm khác là giảm tính phức tạp trong việc quản lý kho vận. Khi hàng hóa mới nhập vào kho, chúng thường được đặt phía trước hoặc trên hàng hóa cũ, giúp việc lấy hàng dễ dàng hơn mà không yêu cầu một diện tích lưu kho quá lớn.
Xem thêm: Tiết lộ 5 kỹ năng quản lý kho mà nhân viên quản lý nào cũng cần biết
Nhược điểm, hạn chế còn tồn đọng của nguyên tắc LIFO
Một trong những hạn chế của nguyên tắc LIFO là khi chi phí sản xuất giảm trên thị trường, dẫn đến giá bán giảm.
Việc lưu trữ hàng hóa với chi phí sản xuất cao hơn so với thị trường trước đó có thể giảm lợi nhuận và dẫn đến lỗ vốn. Nguyên tắc này thường chỉ áp dụng cho các sản phẩm không có hạn sử dụng.
Một số áp dụng nguyên tắc LIFO đúng giúp hỗ trợ quản lý hàng hóa trong kho
Một số cách nhanh nhất để áp dụng thành công nguyên tắc LIFO trong quản lý hàng hóa tại kho là:
- Xác định và ghi lại ngày nhập kho của mỗi lô hàng hóa để có khả năng theo dõi chúng theo thứ tự LIFO.
- Sắp xếp và tổ chức lưu trữ hàng hóa trong kho sao cho các sản phẩm mới nhất được đặt ở phía trước hoặc trên hàng hóa cũ hơn.
- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ quá trình xuất kho, đảm bảo rằng hàng hóa cũ hơn được tiêu thụ sau cùng để tuân thủ nguyên tắc LIFO.
Áp dụng đúng nguyên tắc LIFO giúp hỗ trợ quản lý hàng hóa trong kho hiệu quả
Xem thêm: Áp dụng nguyên tắc FEFO để quá trình quản lý kho trở nên hiệu quả
Thông qua bài viết “Quản lý kho đạt hiệu quả cao hơn với nguyên tắc LIFO” trên đây, Tingee hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn mới hơn, hiểu hơn về nguyên tắc LIFO – một phương pháp giúp quản lý kho hiệu quả.
Hãy theo dõi Tingee thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích mới nhất nhé!