fbpx

Lợi nhuận ròng là gì? Làm thế nào để tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng là chỉ số quan trọng, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để tối ưu chỉ số này, doanh nghiệp cần hiểu rõ về khái niệm cũng như và cách để tối ưu. Cùng Tingee tìm hiểu các giải pháp giúp tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp ngay trong bài viết dưới đây.

Thế nào là lợi nhuận ròng? 

Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là Net Profit) là số tiền doanh nghiệp thực nhận sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi thuế và các chi phí khác.

Nhìn vào thông tin và các con số thống kê từ chỉ số này, ta có thể đánh giá được khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là minh chứng rõ nhất cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng

*Lưu ý: Trên bảng cân đối kế toán, lãi ròng cũng chính là lợi nhuận ròng.

Lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế có gì khác nhau?

Sự khác biệt giữa hai khái niệm lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế có thể phân biệt như sau:

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận sau thuế

Định nghĩa

Lợi nhuận ròng là lợi nhuận sau khi trừ tất cả chi phí phát sinh của doanh nghiệp, chúng phản ánh khả năng kinh doanh/ sinh lời của một doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận doanh nghiệp khi trừ tất cả các chi phí và thuế. Lợi nhuận sau thuế phản ánh lợi nhuận thực mà doanh nghiệp nhận được 

Công thức

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận ròng – Thuế

Vai trò

Vai trò của của chỉ số này là phản ánh hiệu quả kinh doanh, đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời.  Vai trò của lợi nhuận sau thuế là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ thuế và các chi phí liên quan. Những con số này cũng được sử dụng để tính giá trị cổ phiếu, đầu tư.

Xem thêm: Doanh thu thuần và cách tính doanh thu thuần chính xác

7 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ròng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp, trong đó có 7 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp mà bạn cần lưu ý:

  • Doanh thu: Doanh thu cao giúp lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế tăng cao, ngược lại, doanh thu thấp khiến lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế thấp đi.
  • Chi phí: Chi phí tăng làm giảm lợi nhuận ròng, chi phí giảm làm tăng lợi nhuận ròng.
  • Thuế: Khi thuế tăng, lợi nhuận sau thuế giảm và ngược lại. Nhưng nếu các chi phí khác giảm, lợi nhuận ròng có khả năng sẽ không bị ảnh hưởng bởi thuế.
  • Lãi suất vay: Trong trường hợp lãi suất vay tăng, chi phí sẽ tăng và doanh thu giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế.
  • Cạnh tranh: Nếu các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh khốc liệt, giá cả bán ra có thể giảm và chi phí tăng, dẫn đến giảm biên lợi nhuận trước và sau thuế.
  • Biến động giá cổ phiếu: Biến động giá cổ phiếu có ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp, kéo theo đó chúng ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế của công ty.
  • Biến động tỷ giá: Nếu đồng USD giảm so với đồng tiền của một quốc gia, thì biên lợi nhuận của doanh nghiệp tại quốc gia đó cũng sẽ giảm theo.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp, trong đó có 7 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp mà bạn cần lưu ý

Bật mí 8 cách làm tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Biên lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được tối ưu hóa bằng cách tinh giản hoạt động doanh nghiệp, giảm chi phí hay mở rộng thị trường,.. Dưới đây là 8 cách giúp bạn tăng chỉ số này một cách bền vững.

Tối ưu trong quản lý hàng tồn kho

Việc áp dụng hệ thống theo dõi tự động, đặt hàng thông minh và mô hình quản lý tồn kho vào quy trình vận hành của doanh nghiệp sẽ giúp giảm thiểu hàng tồn dư, tránh tình trạng hết hàng và tối ưu chi phí lưu kho. 

Việc áp dụng hệ thống theo dõi tự động, đặt hàng thông minh và mô hình quản lý tồn kho vào quy trình vận hành của doanh nghiệp sẽ giúp giảm thiểu hàng tồn dư, tránh tình trạng hết hàng và tối ưu chi phí lưu kho. 

Một hệ thống quản lý hiệu quả sẽ giúp cải thiện dòng tiền, giảm thất thoát và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Tinh giản hoạt động vận hành

Đẩy mạnh tự động hóa quy trình, thuê ngoài các dịch vụ không cốt lõi và áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn giúp doanh nghiệp cắt giảm lãng phí, tăng năng suất và duy trì khả năng cạnh tranh. Điều này giúp giảm chi phí vận hành mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Cắt giảm tối đa chi phí

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phù hợp đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phù hợp đối với doanh nghiệp.

Một số cách để tiết kiệm chi phí hiệu quả là:

  • Đàm phán giá tốt hơn với nhà cung cấp
  • Tận dụng các chính sách ưu đãi, trợ cấp
  • Tối ưu hóa năng lượng và công nghệ để giảm chi phí vận hành
  • Giảm các khoản chi không cần thiết

Xây dựng quan hệ bền vững với khách hàng & nhà cung cấp

Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng thông qua cá nhân hóa dịch vụ, chương trình ưu đãi và chăm sóc sau bán hàng. 

Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng thông qua cá nhân hóa dịch vụ, chương trình ưu đãi và chăm sóc sau bán hàng. 

Đồng thời, việc duy trì quan hệ tốt với nhà cung cấp giúp cải thiện điều khoản hợp tác, đảm bảo nguồn hàng ổn định với giá cả cạnh tranh.

Loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ có lợi nhuận thấp

Xác định các sản phẩm kém hiệu quả thông qua phân tích dữ liệu bán hàng. Cân nhắc ngừng kinh doanh hoặc cải thiện chiến lược giá để tối ưu tài nguyên cho các sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn.

Mở rộng thị trường & Đa dạng hóa

Thâm nhập thị trường mới giúp mở rộng nguồn thu và giảm rủi ro. Điều này bao gồm nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng, mở rộng kênh phân phối và xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Đổi mới & Khác biệt hóa sản phẩm

Đầu tư vào R&D giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm độc đáo, thu hút khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn. Đồng thời, ứng dụng công nghệ giúp tối ưu chi phí sản xuất, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.

Đẩy mạnh marketing, xây dựng thương hiệu 

Thương hiệu vững chắc giúp tăng lòng trung thành của khách hàng, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị phần. Duy trì sự nhất quán trong truyền thông thương hiệu giúp nâng cao nhận diện và củng cố uy tín doanh nghiệp.

Xem thêm: Bước tiến trong quản lý thanh toán chuyển khoản của nhà bán hàng với Tingee

Hy vọng bài viết trên đây của Tingee sẽ giúp bạn hiểu hơn về lợi nhuận ròng và trả lời được câu hỏi “Làm thế nào để tăng chỉ số này cho doanh nghiệp?”. Đừng quên theo dõi Tingee để cập nhật nhiều thông tin hữu ích xoay quanh tài chính – kinh doanh bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *