fbpx

Doanh thu là gì? Phân loại doanh thu và các nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp. Khi hiểu rõ doanh thu là gì, các loại doanh thu và nguyên tắc ghi nhận sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả và tối ưu lợi nhuận.

Doanh thu là gì?

Doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh khác trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.

Vai trò của doanh thu trong kinh doanh

Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, vì nó phản ánh mức độ thành công của chiến lược kinh doanh. Nếu doanh thu ổn định và tăng trưởng, doanh nghiệp có thể tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô và cải thiện sản phẩm/dịch vụ. 

Cụ thể:

  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Doanh thu giúp doanh nghiệp xác định mức độ thành công của các chiến lược bán hàng và tiếp thị.
  • Quyết định chiến lược phát triển: Dựa vào doanh thu, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định mở rộng quy mô, đầu tư vào sản phẩm mới hoặc điều chỉnh giá cả.
  • Thu hút nhà đầu tư: Doanh thu cao và ổn định là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư từ các quỹ và tổ chức tài chính.
  • Đảm bảo dòng tiền hoạt động: Một doanh nghiệp có doanh thu tốt sẽ duy trì được dòng tiền dương, giúp thanh toán chi phí vận hành và mở rộng kinh doanh.

Xem thêm: Nắm bắt cơ hội kinh doanh, phòng ngừa rủi ro với tính năng tách doanh thu

Phân loại doanh thu

Khi tìm hiểu doanh thu là gì, chúng ta cũng cần biết các cách phân loại doanh thu. Có nhiều cách để phân loại doanh thu, dưới đây là cách phân loại doanh thu từ nguồn thu:

Doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm hàng hóa

Doanh thu từ các hoạt động bán hàng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng. Sản phẩm đó có thể do doanh nghiệp sản xuất, phân phối hoặc qua quá trình đầu tư rồi bán ra.

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Doanh thu từ đầu tư tài chính đem lại khoản lợi nhuận đến từ:

  • Tiền lãi khi cho vay vốn, đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, lãi chênh lệch từ chuyển nhượng vốn.
  • Tiền lãi của cổ tức lợi nhuận.
  • Tiền lãi từ các khoản đầu tư tài chính như chứng khoán.

Doanh thu nội bộ

Số tiền thu được từ tiêu thụ nội bộ thông qua cung cấp hàng hóa, dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị thuộc công ty.

Lưu ý doanh thu khi bán hàng cho các đơn vị không trực thuộc công ty, công ty con, công ty mẹ cùng thuộc tập đoàn không được ghi nhận là doanh thu nội bộ.

Doanh thu bất thường

Nguồn doanh thu không thường xuyên tại công ty thì gọi là doanh thu bất thường.

Bao gồm doanh thu thanh lý, nhượng bán vật tư, hàng hóa dư thừa, từ các khoản nợ xấu khó đòi từ lâu, tiền hoàn nhập dự phòng giảm giá tồn kho.

Xem thêm: Doanh thu thuần và cách tính doanh thu thuần chính xác

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Căn cứ vào từng hoạt động kinh tế, từng bối cảnh kinh doanh mà việc ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp sẽ được linh hoạt theo từng nguyên tắc đúng với quy định của pháp luật.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo Thông tư 113

Tùy thuộc theo từng lĩnh vực mà sẽ có nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác nhau.

  • Đối với hoạt động bán hàng: Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc chuyển giao sản phẩm cho người mua. Doanh thu ghi nhận khi đã hoàn tất việc mua bán và không có sự hoàn trả nào.
  • Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ: Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Doanh thu ghi nhận khi đã hoàn tất cung cấp dịch vụ và không có sự hoàn trả dịch vụ đã cung cấp.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo Thông tư 200

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu với hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định tại điểm 1.6.10 điều 79.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu của hợp đồng xây dựng theo điểm 1.6.11 điều 79.

Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo nguyên tắc phân bổ số tiền cho thuê nhận trước phù hợp với thời gian cho thuê (điểm 1.6.12 điều 79).

Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu và lợi nhuận có mối quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và một số hoạt động khác. Đây là thu nhập mà doanh nghiệp tạo ra trước khi trừ đi bất kỳ khoản chi phí nào.

Lợi nhuận là số tiền lãi từ các khoản đầu tư và rất cần thiết cho sự tăng trưởng lâu dài của doanh nghiệp.

Các khoản không bao gồm trong doanh thu

Một số khoản thu không được tính vào doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Khoản thu hộ bên thứ ba: Tiền đại lý thu hộ cho bên chủ hàng khi bán hàng theo chính sách đại lý.
  • Khoản phụ thu và chi phí bên ngoài giá bán: Các chi phí phát sinh mà doanh nghiệp không được hưởng.
  • Các loại thuế gián thu: Bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất khẩu phải nộp.

Nếu các khoản thuế gián thu không thể tách ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch, kế toán có thể ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế gián thu. Tuy nhiên, khi lập báo cáo tài chính, cần trừ toàn bộ số thuế gián thu ra khỏi các chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp.

Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Làm thế nào để tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Kết luận

Vậy qua bài viết trên đây của Tingee, hy vọng bạn đã có cho mình câu trr lời “Doanh thu là gì?”. Có thể hiểu, đây là yếu tố cốt lõi giúp đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và việc hiểu rõ khái niệm, vai trò, cách phân loại và nguyên tắc ghi nhận doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa lợi nhuận mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn, và đừng quên theo dõi Tingee để cập nhật nhiều tin tức mới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *